KHỚP CẮN NGƯỢC LÀ GÌ? ĐIỀU TRỊ KHỚP CẮN NGƯỢC NHƯ THẾ NÀO?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn – Chuyên Khoa Nắn chỉnh răng – Nha khoa Răng Hà Nội.
1. Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược hay còn gọi là răng móm, mặt lưỡi cày, là dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng ảnh hưởng đến ăn nhai và thẩm mỹ. Khớp cắn ngược khiến nhiều người tự ti về khuôn mặt, hạn chế giao tiếp, mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Vậy chúng ta nên làm gì khi bị khớp cắn ngược?
Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến chức năng nhai
Phần lớn các trường hợp gặp tình trạng móm là do những thói quen xấu từ khi còn nhỏ: mút ngón tay, dùng lưỡi đẩy răng, ti giả, răng cửa hàm dưới mọc trước răng cửa hàm trên, xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới phát triển quá mạnh.
Theo đó, khớp cắn ngược do răng và khớp cắn ngược do xương là 2 dạng của khớp cắn ngược. Cụ thể:
- Khớp cắn ngược do răng: Do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi. Khi bị khớp cắn ngược do răng sẽ thấy nhóm răng cửa phía trước cửa hàm dưới chìa ra bên ngoài, bao lấy răng hàm trên. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng, gây cho khuôn mặt lõm hay còn gọi là mặt gãy.
- Khớp cắn ngược do xương: Là tình trạng xương hàm trên kém phát triển hoặc xương hàm dưới quá phát triển hoặc do cả hai nguyên nhân trên. Ngoài ra, khớp cắn ngược do xương còn do dị tật khe hở vòm miệng… Điều này khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.
2. Biến chứng của khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược gây ra các biến chứng về tính thẩm mỹ cũng như các hoạt động nhai của răng… Cụ thể:
- Mất thẩm mỹ: Biến chứng lớn nhất của khớp cắn ngược là mất đi sự thẩm mỹ, khiến người có khớp cắn ngược mất đi sự tự tin, ngại giao tiếp. Có thể nhìn thấy rõ nhất sự khắc khổ, già nua, xấu xí trên khuôn mặt.
- Ảnh hưởng đến ăn nhai: Người mắc khớp cắn ngược chỉ có thể ăn uống và nhai từ từ, chậm rãi nhằm tránh tình trạng va chạm răng môi gây chảy máu hoặc hóc, nghẹn ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Cản trở cuộc sống sinh hoạt thường ngày: Biến chứng cản trở cuộc sống sinh hoạt, nhất là trong khâu vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Người có khớp cắn ngược rất khó khăn trong việc phát âm, thậm chí họ không thể nói chuẩn tiếng Anh.
3. Điều trị khớp cắn ngược bằng phương pháp chỉnh nha tại Nha khoa Răng Hà Nội
Quỳnh Hương gặp tình trạng #khớp_cắn_ngược nặng, lộ trình của em sẽ cần khoảng 2 năm. Tuy nhiên, Hương đang trong độ tuổi vàng chỉnh nha và điều đặc biệt là tuy còn ít tuổi nhưng em vô cùng nghiêm túc với lộ trình chỉnh nha mà bác sĩ đã tư vấn. Và kết quả sau hơn 13th em đã có hàm răng đều đặn chuẩn khớp cắn.
Quỳnh Hương gặp tình trạng khớp cắn ngược do răng khá nghiêm trọng
Quỳnh Hương sau 13 tháng tháo niềng
Khớp cắn chuẩn, cung răng đều đặn
Nụ cười tự tin tươi tắn đã trở lại với Quỳnh Hương
Tìm hiểu thêm về các loại mắc cài và khay chỉnh nha: Tại đây
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn nghiệp vụ cao với nhiều năm kinh nghiệm,các gói chỉnh nha ưu đãi và cập nhật công nghệ số mới nhất, có thể giúp bạn khắc phục được tình trạng răng mọc chen chúc, mang lại nụ cười tỏa sáng với hàm răng như ý.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số Hotline 0946.544.944 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.